Hệ thống bôi trơn trên ô tô là hệ thống quan trọng ở động cơ đốt trong. Hệ thống giúp phân phối nhớt từ Cacte thông qua bơm nhớt đến các lầu lọc đến các chi tiết trên động cơ nhằm giảm ma sát về mặt, bảo vệ các chi tiết động cơ, làm mát buồn cháy…. Vậy hệ thống bôi trơn là gì? cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Cùng caodangotohanoi.edu.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
1.Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ gì
Nhiệm vụ hệ thống bôi trơn trên ô tô là đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát để giảm tổn thất công suất do ma sát gây ra và làm sạch các bề mặt. Ngoài ra, hệ thống bôi trơn còn có các nhiệm vụ làm mát chi tiết máy khi vận hành, bao kín buồng cháy ((Làm kín khe hở giữa pittong và xilanh) và chống oxy hóa, han rỉ.
2.Cấu tạo hệ thống bôi trơn
Một hệ thống bôi trơn trên động cơ điều có các bộ phận và nguyên lý hoạt động chính như sau:
Bể đựng dầu, cacte dầu:
Là bể chứa dầu động cơ để luân chuyển đến các động cơ. Bể dầu nằm bên dưới cacte, giúp dầu được lấy ra dễ dàng ở phía dưới. Khi động cơ không chạy thì bể dầu là nơi lưu trữ. Bộ phận này thường được làm từ các vật liệu cứng và có một lớp bảo vệ bằng đá.
Lưới lọc dầu:
Lưới lọc dầu được bố trí ở vị trí thấp, thường nằm ở vị trí các te.
Bộ lọc dầu:
Bộ lọc dầu được bố trí ở đặt trên đường bơm dầu của động cơ nơi dễ tháo lắp và thay thế. Bộ lọc dầu có tác dụng lọc các hạt nhỏ và tách chúng ra khỏi dầu, làm sạch dầu trước khi đến với các bộ phận của động cơ.
Bơm dầu (Nhớt):
Bơm dầu được lắp ở mặt bích phía trước thân máy và dẫn động trực tiếp bởi trục khuỷu của động cơ; một số bơm dầu có cấu trúc độc lập và dẫn động thông qua bộ truyền bánh răng.
Bộ làm mát dầu (két dầu)
Bộ làm mát dầu hoạt động như một bộ tản nhiệt với chức năng làm mát dầu nóng. Bộ làm mát dầu sẽ truyền nhiệt từ đầu động cơ sang chất làm mát động cơ thông qua các cánh tản nhiệt. Bộ làm mát dầu giúp ổn định nhiệt độ của dầu động cơ, giữ cho độ nhớt được kiểm soát trong mức cho phép. Nhờ đó, ngăn chặn tình trạng động cơ quá nóng và giảm thiểu hao mòn chất lượng dầu nhớt.
3.Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn
- Khi động cơ hoạt động, dầu từ cacte được bơm dầu hút qua các lọc dầu, qua ống dẫn đến bầu lọc thô vào ống dẫn dầu chính. Từ ống dẫn dầu chính, dầu sẽ theo các ống dẫn dầu nhánh đi bôi trơn cho cổ trục khuỷu, cổ trục cam, bạc cổ trục chính rồi qua lỗ và rãnh ở trong trục khuỷu (trục khuỷu rỗng) để bôi trơn bạc đầu to thanh truyền và các cổ trục còn lại của trục khuỷu.
- Mặt khác, dầu cũng từ cổ biên, qua lỗ dẫn nhỏ theo rãnh dọc ở thân thanh truyền lên bôi trơn chốt pittông. Ở đầu to thanh truyền của một số động cơ có khoan lỗ phun dầu đặt nghiêng một góc 40 – 45 độ so với đường tâm của thanh truyền.
- Khi lỗ phun dầu này trùng hoặc nối thông với lỗ dầu ở cổ biên, thì dầu được phun hay té lên để bôi trơn xi lanh, cam và con đội… Sau khi bôi trơn tất cả các bề mặt làm việc của chi tiết, dầu lại chảy về các te, nghĩa là khi động cơ làm việc, dầu sẽ lưu động tuần hoàn liên tục trong hệ thống bôi trơn.
- Cũng từ đường dầu chính có một lượng dầu nhỏ khoảng 10 – 15% qua bầu lọc tinh. Tại đây những tạp chất có kích thước nhỏ được giữ lại nên dầu được lọc sạch sau đó về lại các te.
4.Các loại hệ thống bôi trơn hiện nay trên ô tô
Phân loại và phương pháp bôi trơn động cơ ô tô bốn kỳ hiện nay gồm có các phương pháp sau:
- Bôi trơn ma sát ướt: là dạng bôi trơn mà giữa hai bề mặt của cặp lắp ghép luôn luôn được duy trì bằng một lớp dầu bôi trơn ngăn cách.
- Bôi trơn ma sát nửa ướt: là dạng bôi trơn mà giữa hai bề mặt của cặp lắp ghép được duy trì bằng một lớp dầu bôi trơn ngăn cách không liên tục, mà chủ yếu là nhờ độ nhớt của dầu để bôi trơn.
- Bôi trơn kiểu bạc bơi (như phương pháp bôi trơn ở cụm tuabin tăng áp của động cơ).
Bài viết trên của caodangotohanoi.edu.vn đã gửi đến anh các bạn về hệ thống bôi trơn trên ô tô, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ. Hy vọng các bạn sẽ tiếp tục theo dõi trang của caodangotohanoi.edu.vn để đón đọc những bài viết hay và bổ ích về ngành ô tô.