TRƯỜNG CAO ĐẲNG Ô TÔ HÀ NỘI

Chuẩn đầu ra trung cấp công nghệ ô tô Hà Nội

5/5 - (1 vote)
I. Giới thiệu chung về nghề đào tạo

1. Tên ngành, nghề: Công nghệ ô tô
2. Mã ngành, nghề: 5510216
3. Trình độ đào tạo: Trung cấp
4. Hình thức đào tạo: Chính quy
5. Đối tượng tuyển sinh: Đã tốt nghiệp trung học cơ sở
6. Thời gian đào tạo: 2 năm
7. Bằng cấp sau khi tốt nghiệp:

  • Bằng tốt nghiệp Trung cấp;
  • Có kỹ năng nghề đạt trình độ bậc 2/5;
  • Chứng chỉ anh văn: chứng chỉ 1/6 (A1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.;
  • Chứng chỉ tin học: Chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT cơ bản.

II. Các năng lực nghề sau khi hoàn thành khóa học:

  1. Yêu cầu về kiến thức: Chương trình đào tạo nghề công nghệ ô tô trình độ trung cấp giúp người học:
  • Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề Công nghệ ô tô;
  •  Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trong ô tô;
  •  Hiểu được cách đọc các bản vẽ kỹ thuật và phương pháp tra cứu  các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;
  •  Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
  •  Trình bày được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và phương pháp đo kiểm của từng loại chi tiết, hệ thống trong ô tô;
  • Giải thích được các phương pháp chẩn đoán sai hỏng của các cơ cấu và hệ thống trong ô tô;
  •  Trình bày được yêu cầu cơ bản và các bước tiến hành khi lập quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
  •  Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị trong nghề Công nghệ ô tô;
  •  Nêu được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp;
  • Nêu được nội dung và những nguyên lý cơ bản trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất.
  • Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.
  1. Yêu cầu về kỹ năng:
  • Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và  kiểm tra trong nghề Công nghệ ô tô;
  • Thực hiện công việc tháo, lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống cơ bản trong ô tô đúng quy trình kỹ thật và đảm bảo an toàn lao động;
  • Lập được quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn;
  • Lập được kế hoạch sản xuất; tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp;
  • Tra cứu các tài liệu  bằng tiếng Anh trong công việc; sử dụng máy vi tính tra cứu được các  tài liệu chuyên môn và soạn thảo văn bản;
  • Làm được các công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn và thợ điện phụ vụ cho quá trình sửa chữa ô tô
  • Có khả năng tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô;
     1. Kỹ  năng mềm:
  •  Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong công việc; sử dụng máy vi tính tra cứu được các  tài liệu chuyên môn và soạn thảo văn bản;
  •  Làm được các công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn và thợ điện phục vụ cho quá trình sửa chữa ô tô;
  •  Có khả năng tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô;
  • Đào tạo, bồi dưỡng được về kiến thức, kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp hơn.
  • Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc tương đương. 
      2.Thái độ làm việc/ kỷ luật lao động (Mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn):
  • Có tác phong công nghiệp, có ý thức kỷ luật lao động cao, có trách nhiệm với công việc; thích ứng với môi trường lao động trong bối cảnh hội nhập Quốc tế;
  • Tuân thủ pháp luật và các nội qui, qui định tại nơi làm việc; có năng lực tự chủ và trách nhiệm hợp tác trong công việc; có tính kỷ luật, ngăn nắp, đúng giờ; sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ khi được giao;
  • Nghiêm túc, cần cù chịu khó và sáng tạo, đổi mới trong công việc;
  • Luôn có tinh thần học hỏi, rèn luyện tính cẩn thận, tập trung, chính xác để nâng cao kỹ năng thực hành đáp ứng yêu cầu Công nghệ sản xuất mới.

3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp (cơ hội có việc làm):

  • Người lao động kỹ thuật có trình độ Cao đẳng nghề sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô, nhà máy lắp ráp, các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và các cơ sở đào tạo nghề; được phân công làm việc ở các vị trí:
  • Thợ sửa chữa tại các xí nghiệp bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
  • Chuyên viên kỹ thuật tại các công ty vận tải ô tô;
  • Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và các trung tâm dịch vụ sau bán hàng của các hãng ô tô;
  • Công nhân các nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô;

4. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường

  • Có khả năng tự học và tìm hiểu trong môi trường công tác để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của xã hội và phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.
  • Sau khi tốt nghiệp người học có thể học liên thông lên bậc cao đẳng cùng chuyên ngành.

5. Các chương trình đào tạo, tài liệu, chuẩn đào tạo mà nhà trường tham khảo

  • Các tài liệu chuyên ngành của nhà xuất bản giáo dục.
  • Các tài liệu chuyên ngành của các hảng ô tô có mặt tại thi trường Việt nam.
  • Trang web How stuff Works.

Liên hệ học Trung cấp ô tô Hà Nội:

Cao đẳng nấu ăn Hà nội

Cao đẳng nấu ăn Hà nội

Địa chỉ liên hệ: Thầy Thái - 0986.425.099

Hãy tương tác với chúng tôi:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN